Nghĩ về an toàn
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
![]() | ![]() |
Áp dụng
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
Cho bất kỳ ngành nào, bất kỳ hoàn cảnh nào | Cho những ngành công nghiệp có sử dụng nguyên vật liệu hoặc sản phẩm có tính chất nguy hiểm và có nguy cơ tạo ra những tai nạn nghiêm trọng. Ví dụ như ngành hóa chất, dầu khí, năng lượng .v.v |
Hoạt động thường thấy
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
![]() | ![]() |
Mối quan tâm chính
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
![]() | ![]() |
Hướng xác định trong ma trận rủi ro
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
![]() | ![]() |
Mức độ bảo vệ
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
Ngăn chặn các chuổi tan nạn gây thương vong cho con người![]() | Ngăn chặn các tai nạn gây ra thảm họa![]() |
“Tháp tai nạn”
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
Các thành phần ở đáy tháp có thể nhận thấy được dễ dàng và cải tiến mức độ ngăn ngừa thích hợp.![]() | Các thành phần ở đáy tháp rất khó nhận biết. Các tai nạn nghiêm trọng chỉ được học hỏi, rút kinh nghiệm thực tế qua lịch sử phát triển An toàn công nghệ.![]() |
Chỉ số đo lường
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
– Thống kê HSE Tổng các sự cố hoặc tai nạn ghi nhận được tối đa tính trên 1 triệu giờ làm việc TRIF. – KPI về HSE. Chỉ số sau (Lagging Indicator) và chỉ báo nhanh (Leading indicator). | – Chỉ số An toàn công nghệ cũng có các chỉ số sau (Lagging Indicator) và chỉ báo nhanh (Leading indicator). Các chỉ số thường gây tranh cãi, khó đo lường. |
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
– Kết hợp sự tham gia của tất cả các đối tượng. – Có thể được tiến hành trong một số trường hợp với sự đào tạo tối thiểu. Thường được dẫn dắt hoàn toàn bởi nhân viên nội bộ. | – Yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường là kỹ thuật trong các quy trình công nghệ và hóa chất liên quan. – Thường xuyên được hỗ trợ bởi các chuyên gia tư vấn bên ngoài |
Quản lý rủi ro: Lựa chọn các biện pháp kiểm soát theo hệ thống phân cấp nhấn mạnh vào các giải pháp kỹ thuật (bao gồm loại bỏ hoặc thay thế) trước tiên, tiếp theo là phòng ngừa thông qua thiết kế, thực hành làm việc an toàn, kiểm soát hành chính và cuối cùng là thiết bị bảo vệ cá nhân.
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
Thường bắt đầu ở cấp thấp là thực hành làm việc an toàn, kiểm soát hành chính và cuối cùng là thiết bị bảo vệ cá nhân. Do đó, trách nhiệm kiểm soát mối nguy thường thuộc về công nhân và người giám sát tuyến đầu tại công trường, nhà máy… | Phải được bắt đầu từ cấp cao là lựa chọn các biện pháp kiểm soát nhấn mạnh vào các giải pháp kỹ thuật (bao gồm loại bỏ hoặc thay thế) cùng với phòng ngừa thông qua thiết kế. |
Văn hóa an toàn
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
Phải liên tục duy trì bởi: – Quản lý công trường & nhà xưởng. – Giám sát viên an toàn. – Giám sát viên an toàn ngay tại nơi làm việc. – Công nhân (Ghi chú: Các biện pháp kiểm soát nguy cơ đối với an toàn cá nhân thường được quản lý trong phạm vi ngân sách hoạt động hiện có.) | Phải liên tục duy trì bởi: – Quản lý cấp cao. – Giám đốc nhà máy. – Bất kỳ người nào có thể ra quyết định quan trọng. (Ghi chú: Các biện pháp kiểm soát và đánh giá rủi ro về an toàn công nghệ thường có mức chi phí yêu cầu cần phải có sự đồng ý của bộ phận quản lý cấp cao.) |
Mục tiêu
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
– Bảo vệ con người khỏi chấn thương và bệnh tật. Tuy nhiên, mục tiêu cũng bao gồm sự toàn vẹn của thiết bị và vận hành và những tai nạn liên quan ở mức độ thiệt hại thấp. | – Bảo vệ tài sản và môi trường… Tuy nhiên, mục tiêu cũng bao gồm an toàn cho con người nhưng ở mức độ thiệt hại cao hơn nhiều so với an toàn cá nhân. |
Hệ thống quản lý
An toàn tại nơi làm việc | An toàn công nghệ |
– Thành tố A: Sự tham gia và cam kết của lãnh đạo. – Thành tố B: Xác định mối nguy & đánh giá rủi ro (xác định các mối nguy tại nơi làm việc) – Thành tố C: Quản lý rủi ro (Bao gồm Bảo trì phòng ngừa và quản lý hóa chất nguy hiểm, độc hại) – Thành tố D: Đào tạo / Đảm bảo năng lực của người lao động – Thành tố E: Kế hoạch phản ứng khẩn cấp – Thành tố F: Báo cáo tai nạn và điều tra nguyên nhân. – Thành tố G: Quy trình giao tiếp (bao gồm Hồ sơ an toàn và audit). Thành tố H: Sự tham gia vào Ủy ban an toàn và sức khỏe (Tuân thủ pháp luật và tiêu chuẩn nhà nước về sức khỏe cá nhân). | Cam kết An toàn công nghệ – Thành tố 1: Văn Hóa An Toàn Công Nghệ – Thành tố 2: Tuân Thủ Tiêu Chuẩn và Yêu Cầu Pháp Luật – Thành tố 3: Năng Lực An Toàn Công Nghệ – Thành tố 4: Sự Tham Gia Của Người Lao Động – Thành tố 5: Tương Tác Với Các Bên Liên Quan Am hiểu về mối nguy & rủi ro – Thành tố 6: Quản Lý Kiến Thức An Toàn Công Nghệ – Thành tố 7: Nhận Diện Mối Nguy & Phân Tich Rủi Ro Quản lý rủi ro – Thành tố 8: Quy Trình Vận Hành – Thành tố 9: Nguyên Tắc Làm Việc An Toàn – Thành tố 10: Độ Tin Cậy & Toàn Vẹn Thiết Bị – Thành tố 11: Quản Lý Nhà Thầu – Thành tố 12: Huấn Luyện và Đảm Bảo Năng Lực – Thành tố 13: Quản Lý Thay Đổi – Thành tố 14: Sự Sẵn Sàng Vận Hành – Thành tố 15: Quản Lý Vận Hành – Thành tố 16: Quản Lý Ứng Phó Khẩn Cấp – Thành tố 16.1: PCCC Học hỏi từ kinh nghiệm – Thành tố 17: Điều Tra Sự Cố & Phân Tích Nguyên Nhân Gốc – Thành tố 18: Đo Lường Hiệu Quả Thực Hiện – Thành tố 19: Auditing – Thành tố 20: Xem Xét Của Lãnh Đạo Và Cải Tiến Liên Tục |