An toàn và vệ sinh lao động (OSH – Occupational safety and health) là một lĩnh vực đa ngành liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của con người tại nơi làm việc. Nó thường được gọi là an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS) hoặc sức khỏe và an toàn nơi làm việc (WHS). Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “sức khỏe nghề nghiệp liên quan đến tất cả các khía cạnh của sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc và tập trung nhiều vào việc ngăn ngừa ngay từ ban đầu các mối nguy hiểm.” Sức khỏe đã được định nghĩa là “trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc thương tật.” Sức khỏe nghề nghiệp là một lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đa ngành liên quan đến việc giúp một cá nhân thực hiện công việc của họ theo cách ít gây hại nhất cho sức khỏe của họ. Điều này cho thấy OHS không chỉ là việc nâng cao sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, liên quan đến việc ngăn chặn tác hại từ bất kỳ mối nguy hiểm ngẫu nhiên nào phát sinh tại nơi làm việc mà còn đảm bảo được sức khỏe của người lao động như được định nghĩa bên trên.
Tháng: Tháng Mười Hai 2022
Định nghĩa An toàn Công nghệ
Định nghĩa được chấp nhận phổ biến nhất về An toàn Công nghệ là từ CCPS (Centre for Chemical Process Safety). CCPS định nghĩa An toàn Công nghệ là “một khuôn khổ kỹ luật nhằm quản lý tính toàn vẹn của hệ thống công nghệ bằng cách áp dụng các nguyên tắc thiết kế đúng và kỹ thuật vận hành hợp lý. Nó liên quan đến việc ngăn ngừa và kiểm soát các sự cố có khả năng giải phóng các chất nguy hiểm, độc hại hoặc năng lượng nguy hiểm từ việc giải phóng này. Những sự cố này có thế gây ra hiệu ứng nhiễm độc, cháy nỗ dẫn đến thương vong nghiêm trọng, thiệt hại tài sản, gián đoạn sản xuất và tác động đến môi trường. Phân tích định nghĩa này, điều quan trọng cần lưu ý là An toàn Công nghệ là nói về một khuôn khổ kỷ luật tập trung vào việc ngăn ngừa và kiểm soát các sự cố. Điều này áp dụng cho cả sự cố có hậu quả thực tế và sự cố suýt gây ra hậu quả hay còn gọi là “cận nguy”. Một nội dung quan trọng khác trong định nghĩa là phần mở rộng từ khả năng giải phóng các vật chất nguy hiểm sang cả năng lượng. Điều này mang đến một khía cạnh không chỉ là mất khả năng lưu chứa mà còn thừa nhận rằng việc mất kiểm soát năng lượng cũng có thể gây ra hậu quả thảm khốc.
An toàn Công nghệ cũng có thể được định nghĩa như sau: Việc mất khả năng lưu chứa hoặc rò rỉ không nằm trong kế hoạch hoặc không được kiểm soát của bất kỳ vật chất nào bao gồm cả các vật chất không độc hại và không dễ cháy (vd: hơi nước, condensate nóng, ni tơ, CO2 nén hoặc khí nén) từ một quy trình công nghệ hoặc một yếu tố không mong muốn trong một hoàn cảnh có chút khác biệt có thể dẫn đến sự giải phóng vật chất. Mặc dù API RP 754 giới hạn điều này ở mức tập trung vào việc mất khả năng lưu chứa chính, nhưng việc áp dụng định nghĩa rộng hơn về an toàn công nghệ, như ở trên, từ CCPS, nên bao gồm việc giải phóng năng lượng. Nói một cách đơn giản hơn, điều này được thể hiện như một yêu cầu cần phải có đối với hệ thống An toàn Công nghệ chưa tính đến hiệu quả kiểm soát như thế nào.
Ngoài ra, còn có một số định nghĩa về An toàn Công nghệ như: An toàn Công nghệ là sự kết hợp giữa thiết kế và khả năng quản lý nhằm ngăn ngừa các tai nạn nghiêm trọng, thảm họa do cháy, nổ, phóng thích các chất độc hại ra môi trường liên quan đến việc sử dụng hóa chất và các sản phẩm dầu mỏ, v.v.
Những yêu cầu về thiết kế, quản lý của An toàn Công nghệ thông thường vượt quá những yêu cầu cần thiết của OHS (An toàn tại nơi làm việc hoặc An toàn cá nhân).